Tiêu chí quan trọng khi lựa chọn tủ kiểm soát nhiệt ẩm

Trang chủ - Game bài đổi thưởng ftkh

game bài đổi thưởng ftkh phòng thí nghiệm

Hiệu chuẩn thiết bị phòng thí nghiệm

Tiêu chí quan trọng khi lựa chọn tủ kiểm soát nhiệt ẩm

TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG KHI LỰA CHỌN TỦ KIỂM SOÁT NHIỆT ẨM 

 

 

Trong đa số các thiết bị phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm, thiết bị phổ biến nhất chính là các loại Tủ có buồng kiểm soát nhiệt độ. Các loại tủ này sẽ được phân loại dựa trên mục đích sử dụng – ví dụ như: Tủ Sấy phòng thí nghiệm để sấy các dụng cụ thủy tinh hoặc dung môi, Tủ Sấy Chân Không để sấy mẫu dưới môi trường chân không, Tủ Ấm phù hợp cho các nhu cầu nuôi ủ Mô, và Tủ Nhiệt Ẩm / Tủ vi khí hậu ứng dụng cho các thí nghiệm cần kiểm soát cả nhiệt độ và độ ẩm để thử độ ổn định cho mẫu. Ngoài ra, các loại buồng tủ còn được chia thành các loại khác nhau dựa trên: Thang nhiệt độ điều khiển, hoặc Thể tích, nhưng về cơ bản, các loại thiết bị này đều có 1 thông số chung để xác định các loại buồng tủ môi trường này.

Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao các buồng tủ có thể thiết lập được nhiệt độ chính xác mà chúng ta mong muốn. Hãy cùng Hiệp Phát tìm hiểu xem những điểm cần lưu ý khi thiết kế buồng tủ để kiểm soát chính xác nhiệt độ.

 

Lưu ý về nhiệt độ

Khi sử dụng loại Tủ có thông số nhiệt độ là tiêu chí quan trọng nhất như Tủ Ấm, Tủ Sấy, sẽ có các điều kiện và yếu tố cần được cân nhắc.

Bạn có thể tham khảo các thông số kỹ thuật như Độ ổn định nhiệt độ, Độ đồng đều nhiệt độ, và sự quá nhiệt của mỗi thiết bị cũng như thời gian phục hồi nhiệt độ. Các yếu tố này có vẻ như về đo lường cơ bản sẽ giống nhau, nhưng giữa chúng có những khác biệt nhỏ nhưng quan trọng.

 

I.  Variation Độ đồng nhất

Hình 1  27 vị trí kiểm tra nhiệt độ theo tiêu chuẩn DIN 12880

Hình 2  Đầu dò nhiệt độ

 

 

Temperature Variation biểu thị cho độ đồng nhất nhiệt độ giữa những điểm khác nhau, tượng trưng cho những vị trí đặt mẫu khác nhau trong buồng tủ. Sự đo lường nhiệt độ tại 1 vị trí có thể sẽ có sự khác nhau nhỏ so với tại 1 vị trí khác.

Mỗi thuật ngữ đề cập đến khả năng của thiết bị đo hoặc duy trì nhiệt độ với độ chính xác nhất định so với một điểm chuẩn cụ thể bằng Đầu dò nhiệt độ (như Hình 2). Theo tiêu chuẩn DIN 12880, nhiệt độ phải được đo ở ba vùng (theo chiều nằm ngang), bao gồm 9 vị đo ở mỗi vùng, phân bổ đều khắp buồng bên trong Tủ (xem Hình 1). Yêu cầu này cũng được áp dụng nếu một vùng bị chia ra bởi các vách ngăn (hoặc khay) trong buồng làm việc.

Để kiểm tra giá trị “variation”, việc đo lường bắt buộc phải tuân theo các hướng dẫn trên. Tuy nhiên, giá trị độ đồng nhất nhiệt độ không phải là giá trị trung bình giữa các vị trí đã đo trong 1 khoảng thời gian nhất định, mà là giá trị chênh lệch giữa nhiệt độ thực tế cao nhất và nhiệt độ thực tế thấp nhất.

 

Hình 3  Công thức tính độ đồng nhất nhiệt độ

 

II. Fluctuation – Độ ổn định

 

Temperature Fluctuation biểu thị cho độ ổn định nhiệt độ khi đo độ chính xác của nhiệt độ được duy trì trong 1 khoảng thời gian. Giá trị được thể hiện với ký hiệu ± (tham khảo thêm Hình 4). Ví dụ như, nhiệt độ thực tế trong buồng tủ khi cài đặt ở “100°C” và nhiệt độ dao động là ±0.2°C thì nhiệt độ thực tế là 99.8°C đến 100.2°C.

 

Hình 4  Biểu đồ nhiệt tại 3 vị trí đo

 

III. Overshooting – Sự quá nhiệt

 

Khi buồng tủ được gia nhiệt đến điểm nhiệt độ đã cài đặt, nhiệt độ thực tế thường vượt cao hơn trước khi ổn định. Khoảng nhiệt độ vượt mức được kiểm soát trong phạm vi nhất định. Khi nhiệt độ đã ổn định, buồng tủ sẽ duy trì nhiệt độ với độ đồng nhất. Ví dụ, nhiệt độ thực tế sẽ cao hơn nhiệt độ cài đặt trước khi được làm mát về giá trị nhiệt độ đã cài. Mỗi buồng tủ sẽ có các mức gia nhiệt và làm mát khác nhau, do đó sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để buồng tiền gia nhiệt (xem Hình 5).

 

Hình 5  Biểu đồ thời gian gia nhiệt

 

III. Recovery Time – Thời gian phục hồi nhiệt độ sau khi mở cửa

 

Định nghĩa thời gian phục hồi nhiệt độ được dựa theo tiêu chuẩn DIN 12880:2007-05 mới, tức là khi nhiệt độ đã được ổn định, thời gian mở cửa Tủ ấm hoặc Tủ sấy 30 giây, thời gian phục hồi sẽ được tính đến khi nhiệt độ thực tế ở giữa buồng được duy trì hằng số trong khoảng giới hạn sai số.

 

Hình 6  Biểu đồ thời gian phục hồi

 

Hy vọng rằng qua bài viết trên, quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về những tiêu chí khi lựa chọn tủ kiểm soát nhiệt ẩm, nhằm lựa chọn cho mình các dòng tủ phù hợp với nhu cầu nhất. Bên cạnh đó, Hiệp Phát hiện cũng đang là đơn vị phân phối các dòng sản phẩm tủ kiểm soát nhiệt ẩm tủ ấm, tủ sấy, tủ nhiệt ẩm đến từ hãng Jeiotech. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu các dòng sản phẩm tủ kiểm soát nhiệt ẩm của Hiệp Phát, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua SĐT: 0919.537.653 - Mr. Tú hoặc Email: [email protected] để được tư vấn kịp thời. 

Tin tức

KIỂM TRA NHIỆT ĐỘ LUỘC/HẤP TÔM TRÊN BĂNG CHUYỀN
Bạn nên duy trì ở nhiệt độ bao nhiêu ? trong thời gian bao lâu ? để đảm bảo tôm...
Chi tiết
Hotline 0984677378
[email protected]